Skip to content
Flying Animal

Top Software Open Source In AEC

🕒 Published at:

Mở đầu

Xin chào các bạn, dạo gần đây mình cũng hơi bận rộn với công việc nên cũng hạn chế viết bài hơn , hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn những phần mềm cũng như các công cụ mã nguồn mở đáng học nhất hiện nay để nâng tầm công nghệ.Bài viết này chỉ mang tính giới thiệu và phổ biến đến mọi người vì một cộng đồng mã nguồn mở so với chi phí giá cả các phần mềm ngày càng leo thang như hiện nay.Bắt đầu thôi.

Tại sao lại là open source ?

Nói đến Open Source(mã nguồn mở) người ta thường nghĩ ngay đến những cái tốt đẹp , những cái chia sẻ mà ai ai cũng có thể học thuật, thật ra mã nguồn mở có rất nhiều cái hay mà mình rất đáng để bận tâm.Cụ thể mình có thể điểm danh qua những lợi ích sau :

1.Giúp bạn theo dõi nhanh được cập nhật và những thay đổi của dự án, của một phần mềm mà bạn đang theo học hoặc nghiên cứu.

2.Có một cái nhìn bao quát chuyên sâu từ tiến trình hệ thống và cả những kiến thức về lập trình.

3.Góp ý và sửa lỗi giùm cho tác giả nhanh chóng, chỉ cần phát hiện ra lỗi, gửi yêu cầu và sẽ có đội chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ.

3.Đặt ra những câu hỏi, thảo luận cùng chuyên gia.Nhiều khi có mấy lỗi bạn biết mà chuyên gia có biết đâu.

4.Đa số các mã nguồn mở sẽ miễn phí để người dùng có thể tự do thoải mái sử dụng và chia sẻ.

5.Tốc độ phát triển của một mã nguồn mở nhanh hơn bao giờ hết.Có thể thấy ai ai cũng có thể làm việc dự án và nâng cấp cho dự án đó, chỉ cần có kiến thức tốt và bắt tay vào làm thôi.

6.Cơ hội làm việc ở các công ty nghiên cứu : Tất nhiên nếu bạn làm với công nghệ và phần mềm đó tốt , một công ty nào đó đang nhắm đến phần mềm đó thì chắc chắn cơ hội của bạn đến rồi đó.Mình đã từng thấy rất nhiều tác giả làm được nhưng rất tiếc đó không phải là mình 😄.

Đó, mình điểm danh sơ sơ qua thôi cũng không nhiều lắm, bên trong còn rất nhiều cái hay ho mà mình mà chưa khám phá nên cứ từ khám phá, bài viết này mình chỉ mang tính giới thiệu các dự án mã nguồn mở đáng nghiên cứu trong nhành AEC cho mọi người thôi nên sẽ không giải thích chuyên sâu.

Các phần mềm mã nguồn mở

Pyrevit

Nếu bạn dùng revit thì chắc hẳn cũng đã nghe đến công cụ rồi phải không.Công cụ này chính là môi trường phát triển ứng dụng để phát triển các công cụ tự động hoá nhanh với python được phát triển bởi tác giả eirannejad.Mình cũng đã làm một bài để hướng dẫn tiếp cận với công cụ này, các bạn có thể truy cập để xem cách dùng chi tiết tại Start-With-PyRevit.

Link mã nguồn mở : https://github.com/eirannejad/pyRevit

Trang chủ : https://www.notion.so/pyRevit-bd907d6292ed4ce997c46e84b6ef67a0qq

Cộng đồng : https://www.notion.so/Community-eb501192c78c4d2f884f0cc34532058e

Speckle

Speckle là cái thứ hai mà mình muốn giới thiệu, đây là một bộ gói rất đáng nghiên cứu giành cho người muốn học thuật về quản lý dữ liệu và nền tảng đám mây được phát triển bởi tác giả Matteo .

Link mã nguồn mở : https://github.com/specklesystems

Trang chủ : https://speckle.systems/

Cộng đồng : https://discourse.speckle.works/

BHoM

Nếu bạn là một người hứng thú với phân tích dữ liệu hoặc đa số là phân tích năng lượng, ánh sáng chung chung thì nơi này là một nơi tuyệt vời để bắt đầu.

Link mã nguồn mở : https://github.com/BHoM

Trang chủ : https://bhom.xyz/

OpenNurbs

Nếu bạn yêu thích các đồ họa vẽ vời hình học thì đây là thư viện ngon lành để học sâu luôn, ngon bổ thực sự luôn.Tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu thì khoan nên xem nếu không có thể sẽ tẩu hỏa nhập ma đấy.

Link mã nguồn mở : https://github.com/mcneel/rhino3dm

CGAL

Dự án này cung cấp khả năng truy cập vào các hình học phức tạp hơn bên trên nhiều nhưng hiệu quả và đáng tin cậy.Bạn biến lập trình với ngôn ngữ C++ và yêu thích hình học thì thử xem nhé.

Link mã nguồn mở : https://github.com/CGAL

Trang chủ : https://www.cgal.org/

Open-Cascade-SAS

Đây là một dự án khá thầm kín giành cho bạn nào yêu thích Parametric Design geometry

Link mã nguồn mở : https://github.com/Open-Cascade-SAS

Trang chủ : https://dev.opencascade.org/

Blender

Là một phần mềm miễn phí và có các công cụ đang được phát triển mạnh cho BIM, lát nữa mình sẽ giới thiệu, đây là phần mềm cho phép làm rất nhiều thứ hay ho.Trước kia mình đã dùng nó để giảm đồ họa của nhân vật để làm trong Unity, vẽ vời in 3D giờ đây nó là một phần mềm khá mạnh mẽ trong rất nhiều cả về làm phim, đồ họa, tối ưu hóa, vẽ hình học,...

Link mã nguồn mở : https://github.com/blender

Trang chủ : https://www.blender.org/

Sverchok

Đây là một công cụ bổ trợ nằm trong Blender.Phần mềm mình đã giới thiệu ở bên trên.Đây là một công cụ nhỏ nhưng không hề nhỏ tí nào, thư viện hình học phong phú để làm Parametric với các node Modeling tương tự Dynamo.Hẳn là một công cụ đáng để bạn nghiên cứu.

Link mã nguồn mở : https://github.com/nortikin/sverchok

Trang chủ : http://nikitron.cc.ua/sverchok_en.html

FreeCAD

Đừng đùa với phần mềm này nhé, miễn phí và đa nền tảng đấy, ra đời cũng đã lâu lắm rồi và nếu ai đã dùng qua Inventer thì phần mềm này có chức năng khá tương tự.Tuy nhiên, là phần mềm mã nguồn mở nên ít được trau chuốt về giao diện hơn các phần mềm thương mại.Khả năng cập nhật phụ thuộc nhiều vào tác giả và đóng góp cộng đồng.

Link mã nguồn mở : https://github.com/FreeCAD

Trang chủ : https://www.freecadweb.org/

Ladybug

Nếu ai đó đã từng làm việc với Grasshopper hoặc Dynamo sẽ nghe nhiều đến công cụ này.Đây là một bộ công cụ phân tích năng lượng rất phổ biển và hiện đang được tích hợp vào bộ công cụ Sverchok trong thời gian tới.Sẽ rất đáng nghiên cứu nếu bạn đi theo hướng phân tích năng lượng hướng gió tòa nhà hoặc hiệu suất tòa nhà, ...

Link mã nguồn mở : https://github.com/ladybug-tools

Trang chủ : http://ladybug.tools/

Cộng đồng : https://discourse.ladybug.tools/

EnergyPlus

Cũng là một công cụ mô phỏng và phân tích năng lượng.Giành cho các chuyên gia , những người đam mê phân tích tính toán.Nếu mà phân tích bạn gái thì đây không phải là công cụ hợp với bạn rồi.

Link mã nguồn mở : https://github.com/NREL/EnergyPlus

Trang chủ : https://energyplus.net/

Airtable Client Wrapper

Đây là một trình bao bọc Python cho API Airtable sịn sò để nghiên cứu thêm.Nếu bạn chưa biết Airtable là gì thì có thể tìm hiểu tại https://airtable.com/api.Nói thật là mình cũng chưa sài cái này nên cũng không mô tả tính năng gì thêm chi tiết.

Link mã nguồn mở : https://github.com/gtalarico/airtable-python-wrapper

Tài liệu : https://airtable-python-wrapper.readthedocs.io/en/master/

Revit Python Wrapper

Đây là một công cụ sử dụng trình bao bọc python trông có vẻ đơn giản và dễ dàng hơn với người viết mã cho revitapi bằng python, nếu bạn là một người yêu thích làm việc với các công cụ tự động hóa được viết bằng python thì nên thử qua xem sao.

Link mã nguồn mở : https://github.com/gtalarico/airtable-python-wrapper

Trang chủ : https://revitpythonwrapper.readthedocs.io/en/latest/

Xbim

Dự án xBIM cung cấp cho bạn cơ sở mã để phát triển giải pháp lập mô hình thông tin tòa nhà (BIM) cho các môi trường thương mại, nghiên cứu và mã nguồn mở.Ở đây bạn sẽ học hỏi được rất nhiều dự án mã nguồn mở từ hình học, web, giao diện , cách xây dựng nền tảng,...

Link mã nguồn mở : https://github.com/xBimTeam

Trang chủ : https://docs.xbim.net/

IfcOpenShell

Định dạng IFC đến nay được xem là chuẩn chung cho việc giao tiếp thông tin truy xuất mô hình giữa các phần mềm với nhau, công cụ này là một công cụ tốt đẹp giành cho người đam mê nghiên cứu về các chuẩn định dạng giao tiếp, hiểu sâu hơn về cách hoạt động của chúng.Nếu bạn đã nghiên cứu này rồi thì cũng nên ngó qua glTF biết đâu bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn.

Link mã nguồn mở :https://github.com/IfcOpenShell/IfcOpenShell

Trang chủ : http://ifcopenshell.org/

Rhino Inside Revit

Kể từ bản Rhino 7 với sự chuyển đổi từ cái tên WIP sang Beta cũng cho ta thấy phần nào, nếu bạn nào đã sài bản này rồi thì sẽ cảm thấy thích thú và rất đáng để nghiên cứu.Với sự hỗ trợ thư viện có sẵn từ Grasshopper và giờ đây sử dụng trong Revit.Nếu bạn đã dùng qua công cụ tự động hóa Dynamo rồi thì nên nghiên cứu thêm công cụ này nhé.Rất đáng đồng tiền bát gạo, có khi bạn lại quên luôn đứa con đẻ kia.

Link mã nguồn mở : https://github.com/mcneel/rhino.inside-revit

Trang chủ : https://www.rhino3d.com/inside/revit/beta/

Cộng đồng : https://discourse.mcneel.com/

Dynamo

Đây là bộ công cụ thiết kế hình học và cả tự động hóa, rất phổ biến với nhiều người sử dụng qua các năm sau khi dùng kết hợp với phần mềm revit, đa số để thục hiện các công việc tự động hóa và dựng hình.Ngoài ra, Dynamo còn cung cấp cho người dùng thiết kế thư viện riêng cho mình.Điểm mình không yêu thích nhất ở phần mềm này chính là thư viện hình học.

Link mã nguồn mở : https://github.com/DynamoDS/Dynamo

Trang chủ : https://dynamobim.org/download/

Topologic

Đây là thư viện mô hình hóa cho phép biểu diễn không gian liên kết cà khung của một tòa nhà trước khi xây dựng, điều này cho phép tính toán phân tích kiến trúc một cách trực quan và nhanh chóng.Topologic còn có thể sử dụng để hỗ trợ mô hình năng lượng sắp xếp bố cục và vị trí ,... Hiện tại công cụ bổ trợ này hoạt động trên GrasshopperDynamo

Link mã nguồn mở : https://github.com/NonManifoldTopology/Topologic

Trang chủ : https://topologic.app/

Cộng đồng : https://topologic.app/community/

G-Shark

Đây là thư viện cụ thể viết bằng .NET cho bạn nào thích tìm hiểu về đối tượng khung hình học.

Link mã nguồn mở : https://gsharker.github.io/G-Shark/

Tổng kết

Trên đây chỉ là một số phần mềm mà mình nêu ra với vô số kể phần mềm đang phát triển ngoài kia, nếu bạn biết thêm phần mềm nào hay hay đáng để nghiên cứu nữa thì bình luận dưới bài viết để mình thêm vào nhé.Cảm ơn đã ghé thăm blog.

Hiện nay trang web https://osarch.org/ là nơi hội tụ cộng đồng người yêu thích mã nguồn mở với mục tiêu chia sẻ kiến thức nhằm tăng tính minh bạch và đạo đức hơn trong việc tiếp cận.Nếu bạn chưa tham gia thì còn chờ gì nữa mà không tham gia ?

Ngoài vùng phủ sóng : Hiện nay miền trung đang lũ lụt rất nặng, người dân đã khổ nay đã rơi vào cảnh khổ hơn, nếu bạn có tiền hãy góp chút tấm lòng ủng hộ cho họ nhé!

Tham khảo

open-aec/